Phương pháp giảng dạy STEAM là gì?

STEAM là một phương pháp giảng dạy đã chứng minh được hiệu quả trong quá trình áp dụng, tuy không phải là một mô hình mới, nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ và nắm được những điều cần biết về nó. Trong bài viết này, Max English sẽ giới thiệu tới cha mẹ những thông tin cơ bản về phương pháp giảng dạy STEAM được áp dụng trong chương trình học tại Hệ thống.

 

1. STEAM là gì?

Phương pháp giảng dạy STEAM ban đầu là một phát kiến đến từ trường Đại học Đảo Rhodes (Hoa Kỳ), sau đó được nhiều học giả công nhận về hiệu quả và áp dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ cũng như toàn thế giới. Về cơ bản, STEAM là một mô hình giảng dạy liên ngành, hướng đến việc tích hợp kiến thức của các môn học khác như Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Math (Toán) vào trong quá trình học Tiếng Anh. Mô hình này là sự nâng cấp hoàn toàn mới so với phương pháp giáo dục STEM đã có từ trước, với sự bổ sung của yếu tố Art (Nghệ thuật). Điều này giúp cho STEAM trở thành một mô hình học tập mang tính toàn diện hơn.

STEAM tạo ra cho học sinh một môi trường học tập đầy sự chủ động và sáng tạo, mỗi bài học trong chương trình đều là những tình huống thực tế giúp kích thích khả năng sáng tạo cũng như tư duy logic của các em. Từ đó, trẻ sẽ có thể dần hoàn thiện kỹ năng một cách toàn diện, khám phá và luyệp tập khả năng giải quyết vấn đề với nhiều góc nhìn khác nhau.

 

2. Nội dung phương pháp giảng dạy STEAM

2.1. Science (Khoa học)

Phương pháp giảng dạy STEAM là gì?
Science (Khoa học)

Mô hình STEAM giúp học sinh hiểu được cách thức hoạt động, sự liên kết giữa định nghĩa, nguyên lý của sự vật, hiện tượng thông qua các thí nghiệm khoa học với những nguyên liệu gần gũi trong cuộc sống thường ngày. Trên cơ sở đó, trẻ sẽ biết cách áp dụng những kiến thức này để thực hành và giải quyết các vẫn đề thực tiễn.

 

2.2. Technology (Công nghệ)

Phương pháp giảng dạy STEAM là gì?
Technology (Công nghệ)

Bên cạnh kiến thức khoa học, trẻ cũng được tiếp súc với công nghệ cùng các giáo cụ trực quan hiện đại như màn hình TV thông minh, giúp các em nhận thức đúng hơn về công nghệ. Qua đó, bé sẽ tự sáng tạo nên các sản phẩm và mô hình khoa học - công nghệ từ đơn giản đến phức tạp.

 

2.3. Engineering (Kỹ thuật)

Phương pháp giảng dạy STEAM là gì?
Engineering (Kỹ thuật)

Việc lồng ghép những mô hình kỹ thuật thực tiễn vào giảng dạy sẽ giúp học sinh hiểu được cách thức sản xuất cũng như hoạt động của các sản phẩm mô hình quen thuộc. Thông qua đó, trẻ sẽ biết được cách chế tạo và xây dựng khả năng lắp ráp cơ bản, tăng khả năng tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. 

 

2.4. Art (Nghệ thuật)

Phương pháp giảng dạy STEAM là gì?
Art (Nghệ thuật)

Art (Nghệ thuật) cũng là sự khác nhau giữa mô hình giảng dạy STEAM và STEM. Không chỉ chú trọng về tư duy logic, phương pháp này còn giúp trẻ phát triển về khả năng sáng tạo cũng như tư duy hình tượng. Các con sẽ được tự do sáng tạo, khám phá thế giới nghệ thuật và tham gia các hoạt động âm nhạc, hội hoạ,...để phát triển các kỹ năng nghệ thuật một cách toàn diện nhất. 

 

2.5. Math (Toán)

Phương pháp giảng dạy STEAM là gì?
Math (Toán)

Toán học cũng là một trong những yếu tố được tích hợp vào phương pháp giảng dạy STEAM, qua đó giúp học sinh làm quen và luyện tập với những con số ngay từ nhỏ. Điều này sẽ giúp khơi dậy tiềm năng và niềm đam mê với toán học cho trẻ, cũng như giúp xây dựng nền tảng và tư duy đúng đắn, phản xạ nhanh nhạy hơn khi cần áp dụng vào thực tế.

 

Trên đây, Max English đã giới thiệu qua về phương pháp giảng dạy STEAM bao gồm định nghĩa và những nội dung cơ bản. Cha mẹ hãy tiếp tục theo dõi những bài viết sau để tìm hiểu thêm về mô hình dạy học này nhé!

Bài viết liên quan
Đăng ký học thử miễn phí
Đăng ký học thử miễn phí
Đăng ký ngay